NHỮNG LOẠI VẬT LIỆU LỢP MÁI NHÀ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Mái nhà là một phần quan trọng của ngôi nhà, không chỉ bảo vệ bạn khỏi thời tiết khắc nghiệt mà còn tạo nên phong cách và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy bạn nên chọn vật liệu nào để xây mái nhà cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu làm mái nhà, từ truyền thống đến hiện đại, từ rẻ đến đắt, từ nhẹ đến nặng, từ chống nóng đến cách nhiệt… Tùy vào đặc điểm của từng loại vật liệu mà bạn có thể lựa chọn cho mình một loại vật liệu lợp mái nhà ưng ý nhất.

  • MÁI NGÓI

Ngói là một trong những vật liệu lợp mái được dùng nhiều cho những công trình xây dựng tại nông thôn hay những căn biệt thự nhà vườn. Hiện nay, mái ngói được phân làm nhiều loại, ngói đất nung, ngói bê tông, ngói xi măng, ngói composite, ngói tráng men… Trong đó, ngói tráng men Romacera là loại vật liệu xây dựng được các gia chủ ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay.  

Ngói tráng men Romacera là loại ngói chất liệu ceramic bao gồm thành phần xương và mengồm nguyên liệu dẻo trong thành phần xương gạch chiếm 70% và 30% là tràng thạch, đá vôi, phong hoá.  Ưu điểm của mái ngói tráng men là rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Đất sét sau khi nung ở nhiệt độ cao (1135 độ C đến 1150 độ C ) trở nên cứng cáp, không thấm nước. Ngoài ra, màu men là màu từ các oxit kim loại khi được nung ở nhiệt độ cao. Màu men sẽ không thay đổi kể cả khi sử dụng ngói ở không gian ngoài trời, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ kết cấu ngói vững chắc, bền bỉ. Bên cạnh đó, việc dùng ngói tráng men sẽ giúp cho không gian bên trong nhà luôn mát mẻ nhờ không khí dễ dàng lưu thông.

Xem thêm:

6 LÝ DO NGÓI TRÁNG MEN ROMACERA ĐƯỢC NHIỀU CHỦ CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN

  • TẤM LỢP TÔN XỐP TÔN

Đây là loại vật liệu làm mái nhà rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng bởi giá thành rẻ.Tấm lợp tôn xốp tôn được làm từ 3 lớp: tôn, xốp EPS và giấy bạc. Lớp xốp EPS bên trong giúp giảm độ ồn, giảm nhiệt độ và tăng độ cứng cho tấm lợp. Lớp giấy bạc bên dưới có tác dụng phản xạ ánh sáng mặt trời, giảm bức xạ nhiệt và tăng độ bóng cho mái nhà.

Tuy nhiên, loại vật liệu này cũng có một số nhược điểm như: dễ bị biến dạng khi bị va đập mạnh, dễ bị rỉ sét khi bị trầy xước, dễ bị hao mòn khi tiếp xúc với hóa chất và dễ bị cháy khi có lửa.

  • MÁI KÍNH

Với ưu điểm lấy sáng và giúp mở rộng không gian, kính là loại vật liệu lợp mái nhà thường được ứng dụng cho mái giếng trời, mái tum, mái sảnh. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt mái kính khá tốn kém và nếu không tính toán kỹ lưỡng, không gian bên dưới sẽ thừa nhiệt, thừa sáng, ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi, thư giãn của cả nhà.

  • MÁI BÊ TÔNG CỐT THÉP

Mái bê tông cốt thép thường được ứng dụng ở những công trình quy mô lớn như biệt phủ, biệt thự, bệnh viện, tòa nhà cao tầng. Nhờ khả năng chống cháy, tạo khuôn tốt và tính ổn định cao mà vật liệu lớp mái nhà này rất chắc chắn. Tuy nhiên, quá trình thi công mái bê tông cốt thép dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Mái cũng có thể bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng và việc bảo dưỡng, sửa chữa sau này rất khó khăn. 

  • NGÓI XI MĂNG

Ngói xi măng cũng có dạng tấm phẳng, dạng hình chữ S giống ngói đất nung. Nhưng loại ngói này không làm từ đất sét truyền thống mà làm từ hỗn hợp xi măng, cát và một số nguyên liệu, phụ gia khác. Ở những nơi có khí hậu lạnh, ngói đất nung có thể bị co rút, nứt vỡ bề mặt còn ngói xi măng không bị hiện tượng này. Tuy nhiên,  ngói xi măng dễ bị phai màu theo thời gian hơn.

  • MÁI LỢP TỪ TRANH, TRE,  CỌ, RƠM

Gỗ, tre, nứa, rơm, tranh… là những vật liệu lợp mái nhà được các công trình nghỉ dưỡng, dự án du lịch, nhà vườn, homestay… sử dụng để tạo cảm giác thôn quê bình yên cho không gian. Những vật liệu này cũng góp phần giảm ồn, giảm nắng nóng, giúp không gian mát mẻ hơn.

Tuy nhiên, các loại vật liệu này có tính bền thấp, khó chống chịu trước điều kiện bất thường của thời tiết, đặc biệt là mưa bão. Chúng cũng dễ cháy và chi phí thi công cao nên cần cân nhắc, tính toán cẩn thận trước khi thi công và có phương án bảo dưỡng đều đặn.

Mỗi loại vật liệu lợp mái sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.  Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để lựa chọn loại mái nào phù hợp  cho dự án sắp tới của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989300979
Liên hệ